Phiên 1: Thực trạng và các ưu tiên ngành chăn nuôi bò thịt, thị trường, tình hình thương mại
Ông Tony Harman
Tony Harman là Tham tán Nông nghiệp tại Đại sứ quán Úc tại Hà Nội. Ông chuyển đến Việt Nam với gia đình vào tháng 9 năm 2020 khi đảm nhận chức vụ này từ Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường của Úc. Tony được đào tạo chuyên môn về khoa học nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp và có gần 30 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp tại các cơ quan của chính phủ Úc. tony.harman@dfat.gov.au |
Ông Mark Harvey-Sutton
Ông Mark Harvey-Sutton hiện là Giám đốc điều hành và Thư ký của Hội đồng Xuất khẩu Gia súc sống Úc (ALEC). Ông gia nhập ALEC vào tháng 1 năm 2019 sau thời gian làm việc cho nhiều tổ chức trong lĩnh vực phát triển nông thôn, bao gồm Liên đoàn Nông dân Quốc gia, Hội đồng Thịt cừu Úc và Hội đồng Thịt bò Úc. Ngoài ra, ông cũng có kinh nghiệm làm việc cho Chính phủ Úc, tại Bộ Nông nghiệp và Văn phòng Bộ trưởng về các tiểu vùng của Úc. Với bằng Cử nhân luật từ Đại học James Cook, chứng chỉ thực hành luật từ Đại học Quốc gia Úc và chứng chỉ giám đốc công ty từ Viện Giám đốc Công ty Úc, ông Mark Harvey-Sutton là một luật sư được chứng nhận tại Thủ đô Úc (ACT). Tính đến nay, ông được coi là một nhà lãnh đạo uy tín và có kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi, với sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề và thách thức đang đối mặt với ngành này. ceo@livexcouncil.com.au |
Ông Wayne Collier
Trước khi đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Tập đoàn Xuất khẩu Gia súc sống của Úc vào năm 2021, ông Collier đã dành 9 năm lãnh đạo nhiều hoạt động sáng kiến khác nhau, bao gồm quyền tiếp cận thị trường, quy định, đổi mới, đào tạo, và nghiên cứu và phát triển. Những kỹ năng phân tích và kiến thức sâu rộng về ngành công nghiệp đã giúp ông tham gia vào nhiều tham vấn kỹ thuật và đóng góp vào việc hình thành chính sách. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hơn 21 thị trường và đại diện cho Tập đoàn Xuất khẩu Gia súc sống của Úc tại Trung Đông, Trung Quốc và In-đô-nê-si-a. Ông Collier là cử nhân của Đại học Deakin và Đại học Monash. Ông chú trọng đến các vấn đề quản lý tài nguyên đất và ngành công nghiệp chính. Sự quan tâm này đã dẫn ông đến các vị trí tại Bộ Nông nghiệp liên bang và Bộ Nông nghiệp của tiểu bang Victoria. Từ đó, ông Collier đã tích lũy được kiến thức vững về quản trị, quản lý chương trình, xây dựng chính sách và quy trình lập pháp, cũng như kinh nghiệm phân tích các vấn đề phức tạp và kỹ năng tham mưu về kỹ thuật. wcollier@livecorp.com.au |
Ông Spencer Whitaker
Spencer Whitaker, Quản lý Phát triển Thị trường của Tổ chức Thịt và Gia súc Úc (MLA) tại châu Á Thái Bình Dương, trước đó Ông đã làm cán bộ Quản lý Thương mại và Tiếp cận cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi tại Dubai. Văn phòng của ông đặt tại Hà Nội, nơi có nhiều đồng nghiệp địa phương hỗ trợ, cùng các cộng sự tại trụ sở khu vực tại Singapore. Công việc chính của ông tập trung vào chương trình tiếp thị và phát triển kinh doanh tại ba thị trường mới của ngành công nghiệp bò thịt, đó là Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Ông cũng chịu trách nhiệm về chương trình xuất khẩu gia súc cho khu vực châu Á Thái Bình Dương (ngoại trừ In-đô-nê-si-a), nơi MLA gần đây đã có đầu tư đáng kể. swhitaker@mla.com.au |
Phiên 2: Các giải pháp đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt
TS. Margaret Jewell
Tiến sĩ Margaret Jewell đang đảm nhận vị trí Giám đốc Chương trình Môi trường Bền vững tại Tổ chức Thịt và Gia súc Úc (MLA). Bà là một nhà khoa học nông nghiệp với luận án tiến sĩ về di truyền học thực vật và có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong vai trò của mình, bà đã làm việc với người sản xuất và nhiều tác nhân trong ngành sản xuất thịt đỏ, các cơ quan nghiên cứu quốc gia và quốc tế, các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ. Công việc của bà không chỉ giúp cải thiện sản xuất thịt đỏ, mà còn tập trung vào quản lý chăn thả và cải tạo đất trên diện rộng ở Úc. Margaret Jewell không chỉ tập trung vào các khía cạnh nội dung kỹ thuật, mà còn chú ý đến các thách thức quan trên toàn cầu, như an ninh lương thực, giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Margaret Jewell cam kết theo định hướng phát triển nông nghiệp Úc hiệu quả và bền vững, đóng góp vào mục tiêu quốc gia giảm phát thải khí nhà kính. mjewell@mla.com.au |
Ông Guy Williams
Guy Williams là Giám đốc điều hành tại tập đoàn Pollination, và đã hoạt động tại vị trí tiên phong trong lĩnh vực đổi mới và chiến lược về đa dạng sinh học và vốn tự nhiên trong suốt 20 năm qua. Ông đưa ra các giải pháp khoa học để giải quyết các thách thức toàn cầu mới và đang nảy sinh. Là một nhà sinh thái chuyên nghiệp, ông tập trung vào việc nâng cao giá trị của tự nhiên trong kinh doanh để quản lý rủi ro và vốn hóa các thị trường môi trường mới. Trước khi gia nhập Pollination, Guy đã làm việc ở các công ty tư vấn toàn cầu và đóng góp vào việc phát triển nhiều khuôn khổ và tiêu chuẩn về tự nhiên. Ông có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống như Báo cáo Tài chính Liên quan đến Tự nhiên và GRI Đa dạng sinh học. Hiện tại, Guy đang sống ở Hà Nội, Việt Nam, và là thành viên trong nhóm tư vấn chuyên gia của Ban Điều hành Liên chính phủ về Chứng nhận Đa dạng sinh học và Mạng Lược đồ Mục tiêu Dựa trên Khoa học. Ông tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm thúc đẩy bảo vệ tự nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp và tài chính. guy.williams@pollinaitongroup.com LinkedIn profile |
PGS. TS. Lê Thị Thanh Huyền
PGS. TS. Lê Thị Thanh Huyền là Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Hệ thống Chăn nuôi và Môi trường tại Viện Chăn nuôi Quốc gia. Bà có hơn 10 năm kinh nghiệm với chương trình vùng cao, tập trung vào việc sử dụng đất bền vững ở các vùng miền núi của Đông Nam Á. Nghiên cứu tiến sĩ của bà tập trung vào sản xuất thịt bò bền vững. Bà đã phối hợp các dự án thịt bò của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) như Dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam (LPS/2015/037)” và Dự án “Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam (AGB/2020/189)”. Bà cũng đã chủ trì nhiều dự án chăn nuôi quốc gia và quốc tế khác nhau. Chuyên môn của bà tập trung vào kỹ năng làm việc với nông dân, phối hợp các nhóm nông dân và phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi cho nông hộ. Nghiên cứu của bà cũng tập trung vào giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi. lehuyen1973@yahoo.com |
GS. Ben Hayes
Giáo sư Hayes là người có kinh nghiệm phong phú trong nghiên cứu về việc cải tiến gen của vật nuôi, cây trồng, đồng cỏ và nuôi trồng thủy sản. Ông tập trung vào việc kết hợp thông tin gen vào các chương trình nhân giống và đã chủ trì nhiều dự án lớn thành công, sử dụng công nghệ gen trong trồng trọt và chăn nuôi. Ông đã viết hơn 300 bài báo khoa học, xuất bản trong các tạp chí như Nature Genetics, Nature Reviews Genetics và Science. Công trình của ông đã đóng góp vào phương pháp thống kê dự đoán gen, nghiên cứu về hệ vi sinh vật và gen của các loài vi sinh vật. Ông cũng đã nghiên cứu về di truyền định lượng, bao gồm cơ chế di truyền đằng sau các đặc điểm phức tạp và phát triển các phương pháp xử lý dữ liệu sinh học cho việc phân tích chuỗi gen. Giáo sư Ben Hayes là một trong những nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất theo Thomson Reuters trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. b.hayes@uq.edu.au |
Phiên 3: Hệ thống thức ăn thô xanh và vỗ béo có lợi nhuận
Ông Greg Pankhurst
Greg là chuyên gia chăn nuôi đã dành hơn 30 năm sống và làm việc tại châu Á, chủ yếu là tại In-đô-nê-si-a. Năm 1992, ông là người quản lí trang trại chăn nuôi với quy mô 17000 con bò tại cơ sở Tipperary In-đô-nê-si-a ở Sumatera. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông đã hợp tác với đối tác kinh doanh địa phương In-đô-nê-si-a là Dicky Adiwoso, và Công ty Chăn nuôi (CPC) của gia đình Packer để xây dựng hai chuồng nuôi hiện đại tại Sumatera, với khả năng nhập khẩu lên đến 120.000 con bò mỗi năm. Trong thời gian ở In-đô-nê-si-a, ông đã giám sát việc nhập khẩu, vỗ béo và tiếp thị hơn 2 triệu con bò Úc. Hiện nay, ông là cổ đông của Frontier International, một nhà cung cấp chính bò sống cho Việt Nam và In-đô-nê-si-a, là Chủ tịch Hội Xuất khẩu Chăn nuôi Queensland và là người tư vấn chính cho Công ty TNHH Chăn nuôi Lampung, cung cấp tư vấn cho chuồng nuôi trong khu vực Đông Nam Á và Úc. greginindo@yahoo.com |
Tiến sĩ Rodd Dyer
Ông Rodd là chuyên gia Kinh doanh Nông sản, và nghiên cứu phục vụ phát triển. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm quản lý chương trình cấp cao, kiêm nhà nghiên cứu và tư vấn tại khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Trung Quốc. Ông Rodd đã có bảy năm làm quản lý Chương trình Nghiên cứu Kinh doanh Nông sản của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR). Trước đó, ông đã có sáu năm làm việc tại Tổ chức Thịt và Gia súc Úc với tư cách là quản lý dự án cho Chương trình Thịt bò Lãnh thổ Bắc Úc. Kinh nghiệm thực tế sâu rộng của Ông đã được hình thành qua chín năm làm nhà nghiên cứu ở Lãnh thổ phía Bắc Úc, hai năm làm nhân viên kỹ thuật chăn nuôi bò thịt ở miền Bắc Queensland và hai năm làm kỹ sư tại một trong những trại chăn nuôi lớn nhất Úc. Tiến sỹ Rodd là người đồng sáng lập kiêm Giám đốc của Công ty FocusGroupGo Châu Á Thái Bình Dương (FGG AP), một công ty tư vấn các dự án phát triển giải pháp kinh doanh nông sản. Kể từ năm 2018, Công ty FocusGroupGo đã hoàn thành hơn 40 dự án trên khắp Châu Á Thái Bình Dương. rodd@focusgroupgo.com |
Ông Hoàng Văn Hoàng
Ông Hoàng Văn Hoàng là người đứng đầu Công ty TNHH MTV HLT Việt Nam, một công ty chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ và công cụ thú y để hỗ trợ việc chăn nuôi lớn gia súc tại Việt Nam. Với bằng Thạc sĩ Kỹ thuật Chăn nuôi, ông có mục tiêu kết nối và phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc lớn tại Việt Nam. Trong vòng ba năm kể từ khi thành lập công ty HLT, ông đã mở rộng cơ sở khách hàng lên hơn 30,000 người và có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật gần 20 người trải rộng khắp cả Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập HLT CHANNEL/GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ, một nền tảng trực tuyến phổ biến cung cấp tư vấn kỹ thuật và đánh giá về các trang trại chăn nuôi tại Việt Nam. Với gần 220,000 người theo dõi trên YouTube và Facebook, ông đã tạo ra một cộng đồng lớn quan tâm đến chăn nuôi gia súc hiệu quả. Hoangvan.85vn@gmail.com |
PGS.TS. Phạm Kim Đăng
PGS.TS.Phạm Kim Đăng là Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (DLP), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (MARD). Ông nguyên là Trưởng khoa Chăn nuôi tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA). Ông có bằng cử nhân về Thú y từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bằng Thạc sĩ về Thú Y và chăn nuôi và bằng Tiến sĩ về Chăn nuôi của Đại học Liege, Bỉ. Ông có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, vật nuôi và công nghệ sinh học. Ông đã nghiên cứu về nhiều chủ đề khác nhau như sử dụng phụ phẩm, sử dụng kháng sinh, dư lượng kháng sinh và kháng sinh thay thế trong chăn nuôi. Ông đã xuất bản hơn 130 bài báo khoa học về các chủ đề này. Tiến sỹ Phạm Kim Đăng cũng rất tích cực trong vận động phát triển các chiến lược và chính sách nhằm chuyển đổi và phát triển ngành chăn nuôi bền vững. pkdang2000@yahoo.com |
Phiên 4: Hệ thống thức ăn thô xanh và vỗ béo có lợi nhuận (tiếp tục..)
Giáo sư danh dự Dennis Poppi
Dennis Poppi là Giáo sư danh dự về Dinh dưỡng cho Chăn nuôi tại Đại học Queensland. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Ông tham gia vào nhiều dự án của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc tại các quốc gia như In-đô-nê-si-a, Myanmar và Vanuatu và các dự án của Tổ chức Thịt và Chăn nuôi Úc (MLA) tại miền bắc Úc. Những dự án này tập trung vào việc cải thiện hệ thống sản xuất thịt bò, từ quá trình chăn nuôi đến quản lý tài nguyên và tiêu thụ, Giáo sư Poppi còn có trải nghiệm làm việc tại Brazil và Uruguay, nơi ông đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về dinh dưỡng động vật. d.poppi@uq.edu.au |
TS. Melanie Blanchard
Tiến sĩ Mélanie Blanchard là nhà Nghiên cứu chăn nuôi tại Đơn vị Selmet của CIRAD, một tổ chức nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi nhiệt đới và Địa Trung Hải. Bà có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và hiện làm việc tại Pháp. Bà đang là điều phối viên khoa học cho dự án ASSET và tham gia vào Nền tảng Nghiên cứu & Đào tạo trong Đối tác ASEA, tập trung vào sinh thái nông nghiệp ở Đông Nam Á. Nghiên cứu của Tiến sĩ Mélanie tập trung vào việc kết hợp giữa cây trồng và chăn nuôi, cùng thiết kế đổi mới hướng tới phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Bà nghiên cứu về quá trình chuyển đổi của các hệ thống chăn nuôi và thực hành tích hợp trồng trọt-chăn nuôi ở Đông Nam Á. Bà đánh giá tác động của hệ thống này đối với hiệu quả sản xuất và môi trường, đồng thời hợp tác với các đối tác để đổi mới các hệ thống chăn nuôi về sản xuất thức ăn gia súc, quản lý phân bón, hệ thống vỗ béo và tập tính di chuyển của động vật. melanie.blanchard@cirad.fr |
TS. Steve Petty
TS. Steve là Giám đốc Điều hành của Công ty Nông nghiệp sạch và Du lịch quốc tế (CAIT). Ông là một nhà cố vấn nông nghiệp có kinh nghiệm, và đã công bố nhiều công trình, có nền tảng kỹ thuật và khoa học vững chắc, với cách tiếp cận thực tế và tập trung vào sự bền vững về mặt kinh tế của ngành kinh doanh thịt bò và nông nghiệp. Ông có hơn 35 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, phân tích hiệu suất kinh tế và quản lý các doanh nghiệp thịt bò, cũng như phát triển chúng. Gần đây, ông tập trung hỗ trợ chủ trang trại tham gia các dự án về giảm thải carbon. Steven đã làm việc ở phía Bắc Úc hơn 35 năm và có vợ cùng 4 người con. Ông có bằng lái máy bay, thích sống ở nông thôn Úc, bơi lội và chạy bộ. steve@spektrum.net.au |
T.S Đinh Văn Tuyền
Ông Tuyền có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăn nuôi gia súc nhai lại. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Phòng Nghiên cứu Gia súc của Viện Khoa học Chăn nuôi Quốc gia vào năm 1996 và làm việc tại Viện với vai trò nghiên cứu viên cho đến năm 2012. Trong suốt 16 năm làm việc tại Viện, ông đã dành 4 năm để lấy bằng Tiến sĩ về dinh dưỡng cho bò thịt tại Trường Đại học Queensland, Úc, và 1 năm tại Đại học Wageningen, Hà Lan, để hoàn thành Chương trình Sau Tiến sĩ về chế biến thức ăn thô. Ông chuyển sang làm Giám đốc Sản phẩm Gia súc cho De Heus LLC Việt Nam, công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam, vào năm 2012. Tại đây, Ông tập tập trung vào các đặc điểm dinh dưỡng và kỹ thuật của thức ăn cho bò thịt và bò sữa. Hoạt động tích cực trong cả môi trường học thuật và ngành công nghiệp đã cho phép ông biến những kiến thức khoa học thành những ứng dụng thực tiễn cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng. minhphat0507@gmail.com |
TS. Nguyễn Thị Vinh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh là Phó Trưởng khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bà là giảng viên chuyên ngành Sinh học và Động vật học. Nghiên cứu của bà tập trung vào thức ăn chăn nuôi, di truyền và nhân giống vật nuôi, với đóng góp vào gần 40 công trình nghiên cứu được công bố quốc tế và trong nước. Với vai trò Phó Trưởng khoa, bà chịu trách nhiệm giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Tiến sĩ Vinh còn là người điều phối một dự án quốc tế nhằm tăng cường nguồn nhân lực trong lĩnh vực Chăn nuôi cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ đó nâng cao nguồn lực ngành chăn nuôi Việt Nam. Bà đã đóng góp đáng kể cho lĩnh vực chăn nuôi và cam kết cống hiến cho sự nghiệm giáo dục và đào tạo của Việt Nam. ntvinh@vnua.edu.vn |
Phiên 5: Cải thiện giống và di truyền ở Việt Nam
TS. Phạm Thị Kim Dung
Tiến sĩ Phạm Thị Kim Dung hiện là Trưởng phòng Giống vật nuôi - Cục Chăn nuôi Bà tốt nghiệp Cử nhân Chăn nuôi và Thú y tại VNUA năm 1996 và lấy bằng Tiến sĩ về Di truyền và Giống vật nuôi năm 2006. Với hơn 27 năm kinh nghiệm, lĩnh vực nghiên cứu của bà bao gồm chăn nuôi, di truyền và nhân giống vật nuôi, giá trị giống ước tính ( BLUP). Bà làm việc tại Cục Chăn nuôi từ năm 2009 đến nay sau 13 năm làm nghiên cứu viên tại NIAH. Bà là tác giả và đồng tác giả của nhiều nghiên cứu khoa học về di truyền và chọn giống vật nuôi, xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi, luật chăn nuôi và các văn bản dưới luật. Bà đã nhận được bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì những đóng góp cho sản xuất và phát triển chăn nuôi. Bà cũng nhận được học bổng Nhà khoa học trẻ của Chính phủ Úc từ Quỹ Crawford năm 2007. kdtd3d@gmail.com |
GS. Ben Hayes
Giáo sư Hayes là người có kinh nghiệm phong phú trong nghiên cứu về việc cải tiến gen của vật nuôi, cây trồng, đồng cỏ và nuôi trồng thủy sản. Ông tập trung vào việc kết hợp thông tin gen vào các chương trình nhân giống và đã chủ trì nhiều dự án lớn thành công, sử dụng công nghệ gen trong trồng trọt và chăn nuôi. Ông đã viết hơn 300 bài báo khoa học, xuất bản trong các tạp chí như Nature Genetics, Nature Reviews Genetics và Science. Công trình của ông đã đóng góp vào phương pháp thống kê dự đoán gen, nghiên cứu về hệ vi sinh vật và gen của các loài vi sinh vật. Ông cũng đã nghiên cứu về di truyền định lượng, bao gồm cơ chế di truyền đằng sau các đặc điểm phức tạp và phát triển các phương pháp xử lý dữ liệu sinh học cho việc phân tích chuỗi gen. Giáo sư Ben Hayes là một trong những nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất theo Thomson Reuters trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. b.hayes@uq.edu.au |
Phiên 6. Ứng dụng các phương pháp nhân giống và cải tiến di truyền
PGS.TS. Lê Thị Thúy
PGS.TS.Lê Thị Thúy là Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi Việt Nam -Hội Chăn nuôi Việt Nam (AHAV) kiêm Trưởng ban Quan hệ Quốc tế của Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam (VINARUHA). Bà có kiến thức nền tảng vững chắc về di truyền, chăn nuôi và công nghệ sinh học, từng giữ chức vụ Trưởng phòng thí nghiệm di truyền phân từ động vật tại Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về tế bào động vật và Phó trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế tại Viện Chăn nuôi Quốc gia (NIAS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). Bà còn là giảng viên sau đại học về ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi tại một số trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam và Đức. Bà có bằng sau tiến sĩ tại NIAR, Nhật Bản về công nghệ sinh học về bảo tồn nguồn gen động vật. Hiện bà đang chủ trì một dự án cấp nhà nước về ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Sơn La. kimthimaithanh@gmail.com |
Ông Tim Schatz
Tim Schatz hiện là giám đốc bộ phận Phát triển Công nghiệp Chăn nuôi của Sở Công nghiệp Du lịch và Thương mại Lãnh thổ Bắc Úc. Ông đã công tác tại đây được 22 năm và trước đây từng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu bò thịt cho Sở Công nghiệp chính của Queensland cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế về vận hành các trang trại vỗ béo công nghiệp. Tim có bằng Cử nhân về Khoa học nông thôn tại Đại học New England và bằng Thạc sĩ với đề tài về khả năng sinh sản của bò cái tơ tại Đại học Charles Darwin. Lĩnh vực nghiên cứu gia súc của ông bao gồm khả năng sinh sản của bò cái tơ, lai tạo, chọn lọc giống, chăn thả luân phiên, dinh dưỡng và chất bổ sung tại Úc. darwinite@live.com.au |
TS. Kieren McCosker
Tiến sỹ Kieren McCosker có chuyên môn về sản xuất bò thịt nhiệt đới. Kieren tốt nghiệp ngành Khoa học nông nghiệp - Chuyên ngành Chăn nuôi từ trường Đại học Queensland. Luận văn tiến sỹ của Ông tập trung xác định các yếu tố liên quan đến hiệu suất sinh sản của bò thịt ở miền bắc Úc, còn được biết đến với dự án Cash Cow khi làm việc tại Phòng Nông nghiệp, Sở Công nghiệp Du lịch và Thương mại tại Lãnh thổ Bắc Úc. Vào năm 2021, Kieren bắt đầu làm việc tại Trung tâm Chăn nuôi, Liên minh Queensland vì Đổi mới Nông nghiệp, Thực phẩm. Kieren có trên 20 năm kinh nghiệm về nghiên cứu về các khía cạnh đa dạng của hệ thống chăn nuôi bò ở miền bắc Úc và Đông Nam Á. Hiện tại, ông đang tham gia một dự án đánh giá tác động của nhiệt độ, điều kiện cơ sở vật chất bãi chăn nuôi và dinh dưỡng lên tỷ lệ tử vong của bê và sử dụng các công nghệ từ xa để phát hiện sớm các hành vi sinh sản của bò cái. Ông Kieren cũng đang tích cực tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu nhằm đo lường và giảm thiểu phác thải khí methane trong ngành sản xuất thịt bò. k.mccosker@uq.edu.au |
Ông Neil MacDonald
Neil MacDonald đã làm việc trong ngành chăn nuôi nhiệt đới trong vòng 40 năm, chủ yếu tại lãnh thổ Bắc Úc. Trong đó có một số dự án tại Đông Nam Á, đặc biệt là tại In-đô-nê-si-a. Ông là nguyên Giám đốc Sở chăn nuôi ở Lãnh thổ Bắc Úc. Ông nghỉ hưu từ năm 2019 và hiện làm công việc tư vấn bán thời gian cho các dự án nghiên cứu trâu bò ở Bắc Úc và Châu Á. Ông đặc biệt quan tâm đến chăn nuôi gia súc và các hệ thống thương mại, cũng như trong việc chăn nuôi trâu. Neilmacdonald1951@gmail.com |
Phiên 7: Hiện đại hóa hệ thống chế biến, gia tăng giá trị và tính toàn vẹn
Ông Greg Butler
Greg Butler là chuyên gia trong lĩnh vực thịt đỏ với hơn 20 năm kinh nghiệm tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Ông đào tạo, tập huấn, tư vấn các hoạt động liên quan tới: tiềm năng thương mại, chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, tiếp thị, thiết kế, cải thiện cơ sở hạ tầng, an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và đánh giá thị trường ngành thương mại gia súc sống, vỗ béo, lò mổ, nhà chế biến, nhà bán buôn, đại siêu thị, siêu thị, nhà bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và người chăn nuôi. Ông đã giúp nhiều khách hàng tăng doanh thu và lợi nhuận tại Úc, Trung Đông, Châu Á, Papua New Guinea, Fiji và Uruguay. Ông cũng đã thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo Hội thảo về Thịt Úc để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các công ty Úc. Ông là một chuyên gia nổi tiếng và được kính trọng trong ngành thịt đỏ. gbutler86@bigpond.com |
Tiến sĩ Michael Patching
Tiến sĩ Michael Patching là bác sĩ thú y, chuyên gia về phúc lợi động vật và tư vấn thị trường bò thịt châu Á. Michael đã trực tiếp tham gia vào ngành công nghiệp bò thịt và chăn nuôi ở Việt Nam từ năm 2015 khi là quản lý tại Việt Nam và sau đó là khu vực Đông Nam Á cho Tổ chức Thịt và Gia súc Úc (MLA). Hiện nay, ông điều hành công ty tư vấn riêng có tên Công ty Công nghệ Thực phẩm và Nông nghiệp Alta tại Singapore. Michael tận tâm tìm kiếm các phương thức tiết kiệm chi phí và dễ áp dụng để cải thiện phúc lợi động vật tại các lò mổ toàn cầu để doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận nhưng cũng đáp ứng kỳ vọng về tôn giáo và cộng đồng. Michael luôn có các thông tin cập nhật nhất và đưa ra các phân tích đánh giá xác thực về các xu hướng trong lĩnh vực thịt và chăn nuôi tại châu Á. michael@altafoodagri.com www.altafoodagri.com |
Phiên 8: Thông điệp chính của các bên liên quan và các bước tiếp theo
PGS. TS. Dominic Smith
Phó Giáo sư Dominic công tác tại Khoa Nghiên cứu Kinh doanh Nông nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Châu Á Griffith, Đại học Griffith. Ông nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi và thú y, phát triển nông thôn, hệ thống thực phẩm, chuỗi giá trị và marketing, phát triển vì người nghèo, tài chính, và lập kế hoạch phi tập trung. Với 31 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển tại Đông Nam Á và Đông Á, ông hiện đang chủ trì hoạt động đánh giá tác động chính sách, xã hội và kinh tế trong Nghiên cứu điển hình về gánh nặng bệnh tật động vật toàn cầu (GBADs) tại In-đô-nê-si-a và dự án Tăng cường Hợp tác Kỹ thuật, Thương mại và Đầu tư Ngành Chăn nuôi Bò thịt Việt – Úc trong khuôn khổ Tài trợ tăng cường hợp tác kinh tế song phương của Việt Nam và Úc. Linkedin |